-->

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Thủ thuật Thiết lập máy ảnh cho lính mới

Bạn vừa mới mua một máy DSLR nhưng không biết phải thiết lập như thế nào để bắt đầu chụp ảnh? Dưới đây là 6 bước thiết lập đơn giản cho bạn để có thể bắt đầu chụp ngay lập tức. Tất nhiên đây chỉ là những ý kiến cá nhân của tác giả để cho những người mới bắt đầu có thể tham khảo mà thôi.
 hụp ảnh rất là đơn giản, bạn chỉ cần mở máy DSLR lên, chọn chủ thể như thế là có thể chụp được rồi. Tuy nhiên, nếu trước khi chụp bạn bỏ ra vài phút để thiết lập các chế độ trong máy ảnh thì chắn chắc bức ảnh bạn chụp sẽ đẹp hơn rất nhiều. Nó không những giúp ích cho bạn tiết kiệm thời gian sau này, mà còn làm cho bạn quen thuộc với các thiết lập của máy ảnh.

Bước 1: Chọn chất lượng cao nhất

Chọn đúng định dạng bức ảnh, ISO và thiết lập cân bằng trắng (white balance) sẽ cho bạn những kết quả tốt nhất.

Khi nói đến định dạng bức ảnh, chụp với Raw sẽ cho chất lượng cao hơn JPEG, các dữ liệu được thêm vào trong ảnh Raw sẽ giúp bạn linh hoạt hơn nếu muốn xử lý ảnh qua máy tính. Chụp ảnh Raw nghĩa là bạn sẽ phải ngồi trước máy tính để xử lý ảnh một thời gian, nhưng nó cũng sẽ cho kết quả tốt nhất.

Cố gắng để độ nhạy sáng thấp nhất có thể, khoảng từ ISO 100 đến 400. Bởi vì hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số đều cho ra ảnh bị ‘nhiễu’nếu như để ISO quá cao. Nhiễu ảnh là bức ảnh của bạn sẽ xuất hiện những hạt li ti làm hư màu sắc và chi tiết trong bức ảnh.

Đối với white balance, bạn có thể để nó auto, nhưng bạn có thể sẽ phải thiết lập cụ thể nếu như điều kiện ánh sáng không chuẩn như trời có mây, hoặc trong phòng, dưới ánh sáng đèn điện, vv...

Bước 2: Chọn đúng độ phơi sáng

Máy DSLR cho bạn hàng loạt các chế độ phơi sáng, từ hoàn toàn tự động - như một máy ảnh Point and shoot cho đến hoàn toàn bằng tay. Ở giữa 2 bên là 2 chế độ ‘semi-auto’ (bán tự động) phổ biến, Aperture Priority (ưu tiên khẩu độ) và Shutter Priority (ưu tiên màn trập).

Trong Aperture Priority, bạn có thể xoay nút dial để chọn khẩu độ phù hợp, như thế bạn sẽ quyết định xem có bao nhiêu khung cảnh được lấy nét và máy ảnh sẽ cho tốc độ màn trập hoàn toàn tự động để có độ phơi sáng tốt nhất. Còn nếu bạn biết chính xác tốc độ màn trập nào cần để cho bạn có hiệu ứng đẹp thì Shutter Priority sẽ cho bạn được quyền thay đổi.

Bước 3: Lấy đúng chế độ đo sáng

Lựa chọn đo sáng phụ thuộc máy ảnh và thương hiệu, nhưng 3 cái đo sáng phổ biến trên DSLR là Muti-zone (cũng được biết là Evaluative trên Canon và Matrix trên Nikon), Centre-Weighted và Spot.

Multi-zone là chế độ đọc ánh sáng từ toàn bộ khung cảnh sau đó thiết lập độ phơi sáng theo nó. Nó khá là chính xác và phù hợp trong hầu hết các trường hợp. Chế độ Centre-Weighted đọc ánh sáng tập trung vào khoảng 60-70% ở trung tâm khung hình, nó rất là lý tưởng cho việc chụp chân dung. Còn chế độ đo sáng Spot hay con được gọi là ‘đo sáng điểm’ cho phép bạn đọc ánh sáng từ một vùng rất nhỏ của khung cảnh, do đó nó đo sáng chính xác nhất, tuy vậy sử dụng nó cần phải cẩn thận.

Khi chụp với chế độ phơi sáng tự động như là Aperture Priority, chế độ đo sáng Spot thường được sử dụng với nút khóa điểm đo sáng  (Exposure lock – AEL) như thế khung hình có thế thay đổi mà không bị ảnh hưởng bởi độ phơi sáng.

Bước 4: Quyết định khẩu độ và tốc độ màn trập

Khẩu độ và tốc độ màn trập là 2 thiết lập quan trọng nhất của máy ảnh. Sự kết hợp của 2 cái thiết lập này không những ảnh hưởng đến tổng số ánh sáng mà bạn muốn cho đi vào ống kính để là sáng bức ảnh của bạn, mà còn quyết định xem bức ảnh của bạn trông như thế nào.

Khẩu độ quyết định cái gọi là ‘Độ sâu trường ảnh’. Nếu bạn muốn độ sâu thấp với một chủ thể rõ nét và một hậu cảnh mờ, bạn cần chọn một khẩu độ rộng như f/2.8. Nếu bạn muốn mọi thứ đều được rõ nét từ phía trước đến phía sau, bạn nên chọn một khẩu độ hẹp như f/22.

Còn điều khiển tốc độ màn trập cho phép bạn quyết định xem, nên làm đóng băng một chủ thể chuyển động hay tạo ra hiệu ứng mờ cho nó. Tốc độ màn trập chậm cho phép bạn tạo ra hiệu ứng mờ cho chủ thể chuyển động và ngược lại.

Bước 5: Cài đặt chế độ AF và Drive

Để đảm bảo hình ảnh được sắt nét nhất, DSLR cung cấp cho bạn một số chế độ lấy nét. Có 2 cái thiết lập chính là single-shot cho những chủ đề đứng yên và Servo cho những chủ đề chuyển động.

Còn chế độ Drive cho phép bạn chọn một khung hình duy nhất được chụp, khi bạn ấn và giữ im nút chụp, một chuỗi các bức ảnh sẽ được chụp liên tiếp nhau cho đến khi bạn thả nút chụp ra.

Bước 6: Chụp kiểm tra

Bây giờ bạn hãy chụp thử một tấm và sử dụng màn hình LCD của máy ảnh. Sử dụng nút zoom đến phóng to một phần của bức ảnh trên màn hình, như thế bạn có thể kiểm tra độ sắc nét và độ nhiễu ảnh. Bạn cũng nên tập thói quen kiểm tra độ phơi sáng của bức ảnh qua histogram. Một histogram chụm lại về phía bên trái nghĩa là ảnh đó thiếu sáng, một histogram về bên phải nghĩa là quá sáng. Nếu bạn không hài lòng với những yếu tố đó, hãy điều chỉnh lại các thiết lập rồi chụp một bức khác.
Copyright © 2015 Đăng Chức Blogs